"Bố già" Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch

Báo Người cao tuổi số 108 (1113) ra ngày 8-9-2012 có bài “Ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút hàng trăm tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân...

Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo Người cao tuổi mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu chiếm 20%, có nguy cơ mất khả năng chi trả ở ngân hàng này…

>>> Bà Đặng Thị Hoàng Yến tố cáo "âm mưu bẩn thỉu phá hoại đất nước"

Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo Người cao tuổi đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm có thể quy thành các dạng sau:

Mua bất động sản không công chứng, giá trên trời?

Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và những người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có sáu khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất 1.348,368 tỉ đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng, gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm, Ủy viên Thường trực HĐQT Navibank) 273,694 tỉ đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em gái ông Tâm) 102 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh 609,027 tỉ đồng. Thanh toán hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh cho bà Phạm Thị Lê 283,241 tỉ đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kĩ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP 72,732 tỉ đồng (ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo Công văn số 03/2008/NQ-HĐQT 43,673 tỉ đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.


Tòa nhà 14 Ngô Lê Cát, Phường 7, Quận 3 (Trụ sở Chi nhánh của bà Nguyễn Thị Kim Thanh vợ Đặng Thành Tâm) Ảnh: Quang Sơn

Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lí như Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng Thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn một năm với số tiền lớn (1.348,368 tỉ đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp HĐQT. Tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch. Nghị quyết họp HĐQT ngày 6-7-2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát làm trụ sở chi nhánh… với giá 22,5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang Mua và Bán, Siêu thị đất Sài Gòn tại khu vực trên, giá bán cao nhất từ 280 - 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7,32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 4-7-2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, trong khu vực này giá BĐS cao nhất khoảng 5,8 lượng vàng SJC/m2. Qua xác minh tại một số địa chỉ này xác định: Số 26 Mai Thị Lựu hiện là trụ sở của CTCP Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, Giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 4-12-2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP Hồ Chí Minh cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn (đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga, ông Đặng Thành Tâm; Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo Hợp đồng số 0998 và 0999 tại Văn phòng Công chứng Bến Thành).

Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lí mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.

Mua trái phiếu dùng vào việc đầu tư sai mục đích?

Đợt phát hành 400.000 trái phiếu tổng trị giá 400 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu đô thị Cát Lái, Quận 2, TP Hồ Chí Minh do CTCP Xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 8-7-2009 đến 8-7-2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu đô thị Cát Lái trị giá 2.019 tỉ đồng. CTCP Xây dựng Sài Gòn do bà Đặng Thị Hoàng Phượng (em ông Đặng Thành Tâm, vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ) làm Chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP Xây dựng Sài Gòn có chữ kí của 7/7 thành viên; ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ kí quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lí cần thiết để mua trái phiếu CTCP Xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lí: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng kí giao dịch. Đến ngày 29-2-2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP Xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan được sử dụng như sau: Ngày 8-7-2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn 400 tỉ đồng. Cùng ngày, CTCP Xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 12 tỉ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 9-7-2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng 148 tỉ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10-7-2009, chuyển tiền cho vay, 100 tỉ đồng, phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092) chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm 100 tỉ đồng.

Đợt phát hành 3.000.000 trái phiếu tổng trị giá 300 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kì hạn 5 năm (từ 9/2009 - 12/2009 đến 9/2014 - 12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: Cuối kì, trả lãi: hằng năm. Quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc Dự án Tân Phú Trung trị giá 833 tỉ đồng. Đến ngày 31-12-2011 tổng chi phí đầu tư vào Dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này được Công ty CPTM Phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc do ông Đặng Thành Tâm đứng đầu chuyển tiền mua trái phiếu, rút một phần gốc, trả lãi Quỹ đầu tư phát triển, trả nợ gốc và lãi cho Navibank từ ngày 12-10-2009 đến 9-7-2010 khoảng 20 đợt với tổng số 523,89 tỉ đồng.

Đợt phát hành 10.000.000 trái phiếu tổng trị giá 1.000 tỉ đồng nhằm bổ sung vốn đầu tư vào Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kì hạn 5 năm (từ 31 - 12 - 2009 đến 31 - 12 - 2014) lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kì, trả lãi: hằng năm. Toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc Dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỉ đồng

Công ty CP đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng do ông Đặng Nhứt làm Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên. Ông Đặng Thành Tâm là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30-12-2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng có đủ chữ kí của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm). Đến ngày 7-3-2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng 441 tỉ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu 233 tỉ đồng.

Dòng tiền liên quan này Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 1-1-2009 đến 31-12-2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu (1.000 tỉ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29-2-2012 (208 tỉ đồng) Công ty đã dùng một phần tiền sai mục đích.

Việt Nam, Campuchia sắp khánh thành các cột mốc phân định biên giới biển

Ngày 18/6, nhật báo Kampuchea Daily và tờ Asia News Network trích dẫn nguồn tin từ Bộ trưởng cao cấp phụ trách Ủy ban Biên giới Campuchia cho hay ngày 24/6 tới đây, Việt Nam và Campuchia sẽ khánh thành các cột mốc biên giới phân định ranh giới lãnh hải giữa hai nước.


Ông Va Kimhong cho biết tiến trình phân định gần sắp hoàn tất với 280 trên 314 cột mốc đã được dựng lên.

Cột mốc thứ 314 dự kiến được Thủ tướng hai nước khánh thành vào tuần tới nằm trên biên giới giữa huyện Kompong Trach, tỉnh Kampot của Campuchia với huyện Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang của Việt Nam.

Phía Campuchia nói chi phí cho công tác cắm 314 cột mốc vừa kể tốn 16 triệu đô la chưa kể phí vận chuyển các cột mốc tới các đường biên giới với 9 tỉnh của Việt Nam.

Bộ trưởng Va Kimhong của Campuchia cho hay các cột mốc này được dựa trên những bản đồ thời Pháp thuộc, Hiến pháp Campuchia, và các cuộc thỏa thuận giữa Quốc vương Norodom với Việt Nam hồi năm 1873.

Nguồn: Asia News Network, Rasmei Kampuchea Daily

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Nhiều blog lợi dụng dân chủ

Đối thoại trực tuyến với nhân dân chiều 12/6, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhận định: Có nhiều blog lợi dụng sự dân chủ, lợi dụng thuận lợi trong tác nghiệp trên mạng, lợi dụng việc chúng ta chưa có điều kiện chế tài quản lý các blog, dẫn tới có những hành vi vi phạm đạo đức...


Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Không có báo lá cải

Trước băn khoăn của độc giả Thái Thị Ngọc Lan (Ninh Bình) về "hiện tượng một số tờ báo tranh luận chỉ trích nhau là lá cải, làm hao mòn niềm tin của người đọc", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định luật Báo chí quy định rõ, báo chí là phương tiện thông tin, truyền thông hữu hiệu của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân.

"Chúng ta không có báo lá cải", ông Son nhấn mạnh.

Trước một số ý kiến cho rằng báo phải “lá cải” một chút để tăng doanh thu, Bộ trưởng Son cho rằng "đó là vi phạm đạo đức người làm báo, vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà làm mất đi chữ tín lâu dài". Những hiện tượng như giật tít câu khách, đưa tin không đúng sự thật... cần phải được kiên quyết chấm dứt trong thời gian tới.

"Trong điều kiện khó khăn chung, nhiều cơ quan báo chí cũng có khó khăn. Nhưng các nhà báo, các cơ quan báo chí vẫn giữ vững và phát huy vai trò, tác dụng của mình, không có cạnh tranh", ông Son nói. "Dĩ nhiên, có nơi có lúc chúng ta vẫn phải đấu tranh trong nội bộ để nền báo chí lành mạnh hơn, hiệu quả hơn".

Độc giả Trần Viết Lân (Hải Phòng) thì lo ngại về một số vụ việc tiêu cực, phóng viên viết bài sai lệch sự thật nhằm mục đích không trong sáng, thậm chí vi phạm pháp luật và đã bị xử lý, trong khi "báo chí và phóng viên đáng nhẽ phải là những tấm gương tốt đối với xã hội".

"Việc sai phạm trên là sự thật và thời gian vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông cũng như Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh, thành cũng đã quyết liệt xử lý, tuy nhiên vẫn còn có những hạt sạn trong hoạt động tác nghiệp báo chí", ông Son nói.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ ra hiện cả nước có 17.000 nhà báo được cấp thẻ, là những nhà báo được đào tạo về trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị, cập nhật được hoạt động tác nghiệp báo chí hiện đại ngày nay.

"Nhưng cũng có một số ít nhà báo có hành vi tiêu cực và đã bị xử lý nghiêm minh. Cụ thể, trong năm 2008, chúng ta đã thu thẻ 15 nhà báo, trong đó có tổng biên tập, phó tổng biên tập. Năm 2010 vừa qua, Bộ Thông tin - Truyền thông đã xử phạt 51 trường hợp, phạt tiền 254,5 triệu đồng, thu hồi 4 thẻ nhà báo…", Bộ trưởng cho biết.

Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ

Chưa chủ trương lập tập đoàn báo chí

Trước của hỏi của độc giả Ngọc Hà (Hải Phòng) về việc liệu Bộ Thông tin - Truyền thông có ý định tư nhân hóa báo chí hoặc cho thành lập Tập đoàn báo chí không, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định luật Báo chí ghi rõ, báo chí ở nước CHXHCN Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân.

"Như vậy, đến giờ phút này, không có báo tư nhân trong xã hội ta", Bộ trưởng Son nói.

"Còn tập đoàn báo chí là mô hình đã xuất hiện ở một số nước trên thế giới. Hiện, tại Việt Nam, một số cơ  quan báo chí đang có tới 2, 3, 4 loại hình báo chí, nhưng chúng ta chưa có tập đoàn báo chí. Bộ Thông tin - Truyền thông cũng xin khẳng định chúng tôi chưa có ý định hoặc đề xuất, chủ trương hình thành tập đoàn báo chí", ông Son nói

Độc giả Hải Hường (Gia Lai) lại băn khoăn trước tình trạng một số blog, trang mạng cá nhân thường xuyên đăng viết bài nói ngược lại chủ trương đường lối, bài xích cá nhân, đưa thông tin một chiều, không được kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận, chia rẽ nội bộ.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng blog có cả mặt tốt và mặt chưa tốt. "Các blog, trang thông tin điện tử là những công cụ hữu hiệu để tương tác giữa độc giả với nhau, người dân với người dân, người dân với các tổ chức chính quyền các cấp, các địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển bùng nổ thông tin, để chúng ta có thể tìm hiểu, hiểu biết xã hội quốc tế, trong ngoài nước, có cơ hội để nắm nhiều thông tin hơn, giao dịch với nhiều đối tượng khác trong xã hội, nâng cao học tập hiểu biết… Đấy là mặt đúng, tốt của nó", ông Son nói.

"Nhưng ngược lại, trong sự phát triển này, có nhiều blog lợi dụng sự dân chủ đó, lợi dụng thuận lợi trong tác nghiệp trên mạng, lợi dụng việc chúng ta chưa có điều kiện chế tài quản lý các blog, dẫn tới có những hành vi vi phạm đạo đức của công dân, ảnh hưởng tới quyền tự do chân chính của người khác", Bộ trưởng Son nhận định.

Theo Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, đây là hành vi không chỉ luật Báo chí mà phải cả các luật khác có chế tài xử lý. "Về phía cơ quan quản lý truyền thông, chúng tôi hiện đã và đang đang soạn thảo nghị định sửa đổi Nghị định 97 về quản lý hoạt động trên Internet, trong đó có quản lý Internet, game online và blog", ông Son nói. "Trong quá trình xây dựng chắc chắn sẽ xin ý kiến độc giả".

Chung Hoàng

Mỹ gia nhập cuộc đua vũ khí châu Á: Tốt hay xấu?


Tuyên bố số phận của mình gắn liền với châu Á, Mỹ đã công bố chi tiết các kế hoạch để xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Và, thời gian sẽ trả lời rằng, liệu sự hiện diện của Mỹ sẽ là lực lượng tích cực cho hòa bình, phát triển và thịnh vượng của châu Á, hay đơn giản là làm căng thẳng leo thang trong một khu vực vốn đã phức tạp bởi một cuộc chạy đua vũ trang.

Châu Á đang ngày càng đi vào nghịch lý của sự thịnh vượng: khi các quốc gia trở nên giàu có hơn, họ lại chi tiêu tương ứng từ sự giàu có ấy vào quốc phòng. Họ thỏa sức mua sắm không chỉ vì họ có thể mà phần lớn là vì họ muốn bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình để đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững.


Bất chấp áp dụng thắt chặt ngân sách, thì Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn tuyên bố giảm bớt các hoạt động và hiện diện quân sự Mỹ tại Trung Đông, châu Âu nhưng không phải ở châu Á- nơi quân đội Trung Quốc đang ngày càng thách thức lớn hơn với sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ - cho dù không nhất thiết phải giành được vị thế thống trị.

Trong một bài phát biểu được nhiều người dự đoán trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói tại Đối thoại Shangri-La rằng, Mỹ sẽ triển khai thêm nhiều tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu chiến mang những loại vũ khí và công nghệ hiện đại nhất tới châu Á - như một phần của cái mà ông gọi là tái cân bằng lực lượng quân đội Mỹ trong khu vực.

Nếu sự triển khai hải quân Mỹ trong quá khứ là tỉ lệ cân bằng giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, thì "trục xoay" châu Á sẽ dịch chuyển ở tỉ lệ 60/40 thiên về Thái Bình Dương. Chính sách mới không chỉ kêu gọi những chuyến viếng thăm cảng, những cuộc tập trận thường xuyên hơn ở Thái Bình Dương mà còn khẳng định tăng cường hiện diện ở Nhật Bản, Guam và phía bắc Australia, đồng thời đảm bảo sự tiếp cận lớn hơn tới các cơ sở quân sự ở những quốc gia thân thiện khác với Mỹ.

Theo kế hoạch này, quân đội Mỹ sẽ có khả năng phô diễn sức mạnh ở bất kỳ nơi nào tại châu Á. Washington có một lợi ích trong đảm bảo an ninh thương mại và tiếp cận các nguồn tài nguyên tự nhiên. Họ cũng đã kêu gọi các quốc gia ở châu Á tôn trọng tự do hàng hải.

Chính sách mới của Mỹ tìm kiếm việc thắt chặt và tăng cường quan hệ thông qua các đồng minh truyền thống, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines, và cũng thoogn qua những quan hệ đối tác với những nước như Indonesia và Ấn Độ. Ông Panetta cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ mong muốn thúc đẩy quan hệ quân sự với Trung Quốc và Myanmar.

Với trung tâm hấp lực kinh tế đang chuyển dần về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các lợi ích Mỹ cũng gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của khu vực này trong thế giới. Nhưng châu Á còn là ngôi nhà của một số "điểm nóng": căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan, tranh chấp Kashmir giữa hai cường quốc hạt nhân Ấn Độ và Pakistan, chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Đông.

Cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra chỉ làm gia tăng những căng thẳng ấy. Hầu hết các nước duyen hải đều đang đầu tư mạnh mẽ trong nỗ lực củng cố lực lượng hải quân, với ý định đảm bảo lợi ích hàng hải, từ tự do đi lại của thương thuyền tới kiểm soát hoặc tiếp cận những khu vực tiềm ẩn giá trị lớn tài nguyên tự nguyên kể cả dầu và khí đốt.

Chính sách mới của Mỹ xuất hiện giữa lúc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Philippines khi cả hai đều khẳng định chủ quyền với bãi cạn Scarborough ở Biển Đông - vùng biển được tin là rất giàu trữ lượng dầu khí. Trả lời một câu hỏi đưa ra tại Đối thoại Shangri-La, ông Panetta nói rằng, Mỹ không can thiệp vào bất kỳ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào nhưng cũng khẳng định rằng, vụ tranh chấp này và các tranh chấp khác tương tự cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mặc dù Mỹ nỗ lực tăng cường quân sự và chạy đua vũ trang diễn ra giữa các nước châu Á, thì chính phủ các nước vẫn khẳng định đặt ngoại giao lên vị trí hàng đầu trong giải quyết tranh chấp. ASEAN và Trung Quốc gần đây đang làm việc về một bộ quy tắc hành xử có tính ràng buộc pháp lý để giải quyết những xung đột trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài Philippines, Trung Quốc còn có tranh chấp với Brunei, Malaysia và Việt Nam ở vùng biển này.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La đã ghi nhận sự tiến hóa của một cấu trúc an ninh mới tại châu Á - Thái Bình Dương. Ông mô tả các hiệp định hợp tác song phương, đa phương ký kết giữa các nước trong khu vực, những cuộc tập trận chung là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng, và sẽ góp phần loại bỏ nghi kỵ lẫn nhau - yếu tố thường gieo mầm tranh chấp và căng thẳng leo thang. Xây dựng lòng tin chắc chắn sẽ góp phần gìn giữ hòa bình trong khu vực.

Ông Yudhoyono nhắc lại đề xuất của Indonesia về một cuộc tập trận chung giữa Indonesia, Trung Quốc và Mỹ trong hoạt động nhân đạo, nhắc lại việc triển khai lực lượng quân sự quốc tế trong một hoạt động quân sự lớn nhất thời bình. Đó là thời điểm động đất sóng thần hủy diệt ở Indonesia năm 2004.

Các nước châu Á - Thái Bình Dương cũng đang tích cực tham gia hoạt động chung kể cả khi hầu như từng nước vẫn nỗ lực tăng cường khả năng quân sự của riêng mình. Thiếu vắng tổ chức tương đương như NATO, châu Á vẫn có một số diễn đàn để các quốc gia thành viên đưa ra những vấn đề và thách thức an ninh chung kiểu như Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại London tổ chức, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á từng có sự tham gia của 18 nước gồm cả Mỹ và Nga.

Trong khi các nước ở khu vực tăng cường xây dựng các khả năng quân sự (kể cả Mỹ) là một kết quả không tránh khỏi từ sự thịnh vượng kinh tế của châu Á, thì ít người suy tính tới khả năng sử dụng vũ khí tối tân và hủy diệt của họ để chống lại đối phương. Hơn ai hết, họ nhận ra rằng, nếu tiếng súng vang lên, họ có thể hoàn toàn làm chệch hướng và đảo lộn toàn bộ tiến trình của cả khu vực.

Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 6-2012

Dưới đây là các bài viết đáng chú ý của tạp chí quốc phòng lần này, mời độc giả đón đọc:

- Thượng t­ướng ĐỖ BÁ TỴ - Tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, tạo sức mạnh chiến đấu mới của Quân đội nhân dân.

- Thượng tướng TRƯƠNG QUANG KHÁNH -Quân đội phấn đấu thực hiện tốt “Năm An toàn giao thông - 2012”.

- Thiếu tướng VŨ CHIẾN THẮNG - Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Cam-pu-chia.

- Thiếu tướng NGUYỄN THANH TUẤN -Tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).

NGHIÊN CỨU, QUÁN TRIỆT CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

- Thiếu tướng NGUYỄN VĂN THANH - Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI).

- Thiếu tướng LÊ HÙNG MẠNH - Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô đẩy mạnh tự phê bình và phê bình.

- Trung tá TRẦN VĂN TÁM - Phát huy vai trò của chi bộ trong tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI).

- Thiếu tướng NGUYỄN THANH NGỤ - Xây dựng đội ngũ cán bộ Pháo binh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).

- HỒNG LÂM - KHẮC THƯỜNG - HỌC TỪ - Để xứng đáng là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới (III - Mọi quyết tâm phải được thực hiện nghiêm túc trước hết từ người đứng đầu).

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM G­ƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

- Thiếu tướng HOÀNG VĂN ĐỒNG - Học viện Biên phòng gắn đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.

- Đại tá ĐẶNG ĐỨC THỌ - Quân chủng Phòng không - Không quân đẩy mạnh phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”.

BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN TRONG SỰ NGHIỆP CNH,HĐH

- NGÔ THỊ CHINH - Yên Bái tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.

- Trung tướng HOÀNG ANH XUÂN - Tập đoàn Viễn thông Quân đội gắn chiến lược kinh doanh với an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh.

- Đại tá LÊ BÁ TẤN - Binh chủng Thông tin liên lạc nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

- Thiếu tướng NGUYỄN TRỌNG NHƯỠNG - Ngành Xăng dầu Quân đội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo đảm.

- Đại tá CẦM VĂN CÂU - Sơn La phát huy vai trò các đội công tác tăng cường xây dựng cơ sở trên địa bàn.

QUỐC PHÒNG, QUÂN SỰ N­ƯỚC NGOÀI

- Đại tá ĐẶNG ĐỒNG TIẾN - Xu hướng cải cách công nghiệp quốc phòng của một số nước hiện nay.

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

- NGUYỄN THẾ KỶ - Quản lý, phát huy tốt vai trò của báo điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội trước yêu cầu mới.

- PHƯƠNG NHI - Điều 4 Hiến pháp 1992 và nền dân chủ của chúng ta.

TỔNG KẾT THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM

- Thiếu tướng PHẠM HỒNG HƯƠNG - Kết quả và kinh nghiệm sau hai năm thực hiện Luật Dân quân tự vệ ở Quân khu 3.

- Đại tá NGÔ MINH TIẾN - Lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Giang thực hiện tốt công tác dân vận.

- Đại tá VŨ VĂN SỸ - Liên kết đào tạo nguồn lực phi công hàng không dân dụng ở Trường Sĩ quan Không quân.

- Đại tá TRẦN HỮU DO - Trường Quân sự Quân đoàn 4 tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

- Đại tá CÙ XUÂN HUẤN - Lực lượng vũ trang Thái Nguyên tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.

- Đại tá LÊ VĂN HẠNH - Xây dựng đội ngũ phi công quân sự ở Sư đoàn Không quân 370.

- LÊ VĂN THƯ - Huyện Từ Liêm thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng.

- TRẦN VĂN BẮC - Công tác xây dựng lực lượng tự vệ ở Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn.

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH - GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

- Đại tá TRẦN ĐÌNH ĐÍCH - Một số vấn đề về đưa môn giáo dục quốc phòng - an ninh vào các trường tôn giáo hiện nay.

- Đại tá LÊ VĂN CHỐNG - Thực hiện “Năm An toàn giao thông” ở Lữ đoàn Phòng không 71.

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

- Trung tướng TRẦN THÁI BÌNH - Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp 1992 và hướng bổ sung, sửa đổi.

- NGUYỄN MẠNH HÙNG - Đặc trưng văn hóa - nghề nghiệp của Nhà báo cách mạng Việt Nam.

- Thông tin về biển, đảo Việt Nam - Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử trong luật pháp quốc tế và Việt Nam.

LỊCH SỬ, KINH NGHIỆM VÀ TRUYỀN THỐNG QUÂN SỰ CỦA DÂN TỘC

- NGUYỄN MẠNH HÀ - Bài học về chủ động xây dựng thế trận phòng ngự trong Chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng.

HỘP THƯ TẠP CHÍ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

- Tọa đàm, trao đổi ý kiến với đại biểu bạn đọc, cộng tác viên khu vực Thành phố Nha Trang.

- Tin thư, bài, ảnh của của bạn đọc, cộng tác viên quý 2-2012.

Quân đội Nga qua những hình ảnh tư liệu ấn tượng

Tổng hợp những hình ảnh tư liệu đẹp về hoạt động của các đơn vị thuộc các lực lượng Hải, Lục, Không quân của Quân đội Liên Bang Nga.


















Nơi đào tạo những người lính trinh sát VN

Khoa trinh sát (trường Sĩ quan Lục quân 2) là một trong những nơi đào tạo sĩ quan trinh sát của quân đội.

(ĐVO) Nói đến bộ đội trinh sát là nói đến những chiến sĩ gan ga, họ không chỉ là những người giỏi về võ thuật mà còn là những chiến sĩ quả cảm, mưu trí, đã lập nên bao chiến công hiển hách trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.


Để trở thành sĩ quan trinh sát giỏi, học viên trường Lục quân 2 phải trải qua sát hạch chuyên môn rất kỹ lưỡng, nghiêm ngặt, việc huấn  luyện tiến hành thường xuyên với cường độ từ thấp đến cao, các anh phải trải qua nhiều bài học “khó khăn, nguy hiểm” như: leo nhà cao tầng, vượt khe sâu, vách đứng, khắc phục vật cản…

Vì vậy, một trong những yếu tố đầu tiên đòi hỏi người lính trinh sát có sức khỏe tốt. Nên những năm qua khoa trinh sát đã đưa ra nhiều giải pháp rèn luyện cho cán bộ, học viện. Và bên cạnh đó, các học viên cũng có sự tự giác trong rèn luyện thể lực cho bản thân. Vì vậy, quân số khỏe tham gia huấn luyện luôn đạt 99%.

Ngoài sự cố gắng phấn đấu của học viên, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sắc trong tổ chức ôn luyện, tích cực hướng dẫn, sửa sai cho học viên trong từng nội dung bài học. Học viên còn được rèn luyện thêm động tác bổ trợ nhằm nâng cao trình độ võ thuật, rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm trong chiến đấu.


Học viên khoa trinh sát - Trường Sĩ quan Lục quân 2 miệt mài luyện tập. Nguồn: truyền hình Quân khu 7

Cạnh tranh Trung - Ấn

Khi thế giới bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, một cuộc cạnh tranh quyền lực mới đang hình thành giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai gã khổng lồ của châu Á về lãnh thổ, dân số và sự phong phú của các nền văn hoá.


Theo Mạng phân tích thông tin tình báo chiến lược Stratfor của Mỹ , khi thế giới bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, một cuộc cạnh tranh quyền lực mới đang hình thành giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai gã khổng lồ của châu Á về lãnh thổ, dân số và sự phong phú của các nền văn hoá. Việc Ấn Độ gần đây phóng thành công tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể với tới Bắc Kinh và Thượng Hải là dấu hiệu mới nhất của sự phát triển này.

Đây là một sự cạnh tranh sinh ra hoàn toàn do hoạt động địa chính trị cấp cao nhằm tạo ra một sự phân tách cốt lõi giữa hai cường quốc có mô hình phát triển địa lý hiếm khi chồng chéo lên nhau hoặc tương tác với nhau trong suốt lịch sử. Mặc dù có một cuộc chiến tranh hạn chế giữa hai nước trong vấn đề biên giới Himalaya cách đây 50 năm, nhưng đằng sau cuộc cạnh tranh này có sự thù địch về lịch sử hoặc sắc tộc tương đối nhỏ.

Thực tế địa lý nổi bật giữa Ấn Độ và Trung Quốc là bức tường Himalaya không thể vượt qua chia tách họ. Đạo Phật lan truyền thông qua nhiều hình thức từ Ấn Độ qua Xri Lanca và Mianma đến Vân Nam ở miền Nam Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Tuy nhiên, loại tương tác văn hoá sâu sắc này là ngoại lệ hơn mức bình thường.

Hơn nữa, những tranh cãi trong việc phân định biên giới chung ở chân dãy núi Himalaya, từ Casơmia ở phía Tây đến Arunachal Pradesh ở phía Đông, dù đúng là một nguồn gây căng thẳng, nhưng không nhất thiết gây ra một cuộc cạnh tranh mới. Nguyên nhân của cuộc cạnh tranh mới là sự sụp đổ về khoảng cách do công nghệ quân sự tiên tiến mang lại.

Thực tế, trên lý thuyết, tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc tại các sân bay ở Tây Tạng bao trùm cả Ấn Độ. Các vệ tinh không gian của Ấn Độ có thể giám sát Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ có thể đưa tàu chiến vào Biển Đông ngay khi Trung Quốc giúp xây dựng các cảng biển lớn và hiện đại ở Ấn Độ Dương. Và như vậy, Ấn Độ và Trung Quốc đang cảnh giác để mắt đến nhau. Bản đồ toàn châu Á đang trải trước mắt các nhà hoạch định quốc phòng ở Niu Đêli và Bắc Kinh vì ngày càng rõ ràng rằng hai quốc gia với dân số đông nhất thế giới này (và cũng đang thực hiện việc xây dựng quân đội nhanh) đang xâm lấn phạm vi ảnh hưởng của nhau - phạm vi ảnh hưởng tồn tại trong điều kiện cụ thể ngày nay không theo như cách chúng tồn tại trong thời kỳ công nghệ trước đây.

Và điều này chưa nói gì đến tầm với kinh tế đang mở rộng của Trung Quốc, nó mang ảnh hưởng của Trung Quốc ra khắp thế giới Ấn Độ Dương. Các dự án tăng cường cảng biển tại Kênia, Pakixtan, Xri Lanca, Bănglađét và Mianma đã chứng minh điều này. Điều này cũng làm Ấn Độ lo ngại.

Vì cuộc cạnh tranh này là địa chính trị - có nghĩa là trên cơ sở vị trí của Ấn Độ và Trung Quốc, với dân số của các nước này rất lớn, trên bản đồ khu vực giữa châu Âu và châu Á - có rất ít cảm xúc đằng sau cuộc cạnh tranh này. Theo nghĩa này, nó tương đương với cuộc cạnh tranh ý thức hệ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, một cuộc cạnh tranh không nhất thiết phải gần nhau về địa lý và không có mấy sự chia rẽ về cảm xúc.

Cách tốt nhất để đánh giá bầu không khí tương đối kiềm chế trong cuộc cạnh tranh Ấn - Trung là so sánh nó với sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakixtan. Ấn Độ và Pakixtan giáp với nhau. Thung lũng sông Hằng đông dân của Ấn Độ chỉ cách thung lũng sông Indus đông dân của Pakixtan 480km. Có một sự khác biệt trong những căng thẳng giữa Ấn Đô và Pakixtan mà không thể áp dụng cho sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Sự khác biệt đó bị kích động bởi yếu tố tôn giáo: Pakixtan là hiện thân cận đại của tất cả các cuộc xâm lược Hồi giáo đã tấn công người Hinđu ở miền Bắc Ấn Độ trong suốt lịch sử. Và sau đó có một câu chuyện lộn xộn về chính bản thân phần tiểu lục địa châu Á này - cả Ấn Độ và Pakixtan cùng nhau sinh ra trong máu.

Cuộc cạnh tranh Ấn – Trung phục vụ rất tốt cho những lợi ích của cộng đồng chính trị cấp cao ở Niu Đêli. Một cuộc cạnh tranh với Trung Quốc làm gia tăng vị thế của Ấn Độ vì Trung Quốc là một nước lớn mà giờ Ấn Độ có thể sánh. Tầng lớp thượng lưu Ấn Độ không thích khi Ấn Độ có nguồn gốc với Pakixtan, một nước nghèo và tương đối bất ổn. Họ thích được so sánh với Trung Quốc. Tầng lớp thượng lưu Ấn Độ có thể bị ám ảnh bởi Trung Quốc, thậm chí giới thượng lưu Trung Quốc. Điều này là bình thường. Trong một cuộc cạnh tranh không bình đẳng, bên yếu hơn luôn thể hiện mức độ ám ảnh lớn hơn. Ví dụ, Hy Lạp luôn lo lắng về Thổ Nhĩ Kỳ hơn là Thổ Nhĩ Kỳ lo lắng về Hy Lạp.

Sức mạnh vốn có của Trung Quốc trong mối quan hệ với Ấn Độ không chỉ là vấn đề nước này có khả năng kinh tế lớn hơn hay cơ quan chính phủ hiệu quả hơn, mà cả vấn đề địa lý. Đúng vậy, dân tộc Hán hầu như được bao quanh bởi các dân tộc thiểu số như Nội Mông, Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng ở vùng đất cao và khô của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã tập hợp các dân tộc thiểu số này vào nhà nước Trung Quốc, do đó an ninh nội địa được quản lý. Ngay cả trong những năm gần đây, khi Trung Quốc giải quyết những tranh chấp biên giới với các nước láng giềng, các tranh chấp này cũng không tạo ra nhiều mối đe dọa đối với Trung Quốc.

Ngược lại, Ấn Độ bị hành hạ bởi đường biên giới dài và không an toàn không chỉ với nước gây khó khăn là Pakixtan mà còn cả với Nêpan và Bănglađét - hai nước yếu và tạo ra các vấn đề về người tị nạn cho Ấn Độ. Sau đó là cuộc nổi dậy theo Chủ nghĩa Mao của nhóm Naxalite ở miền Đông và miền Trung Ấn Độ. Kết quả là trong khi hải quân của Ấn Độ có thể phát huy sức mạnh tại Ấn Độ Dương và do đó có thể chống lại Trung Quốc thì lục quân Ấn Độ phải tập trung vào các vấn đề của riêng mình ngay tại tiểu lục địa này.

Ấn Độ và Trung Quốc có một cuộc chơi lớn nhằm cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và quân sự tại Nêpan, Bănglađét, Mianma và Xri Lanca. Nhưng những nơi này cơ bản là nằm trong tiểu lục địa Ấn Độ mở rộng, do đó Trung Quốc đang thực hiện một cuộc cạnh tranh ở sân sau của Ấn Độ.

Thử thách quan trọng đối với Ấn Độ vẫn là tương lai của Ápganixtan, thử thách quan trọng đối với Trung Quốc vẫn là số phận của Bắc Triều Tiên. Cả Ápganixtan và Bắc Triều Tiên đều có khả năng làm tiêu hao năng lượng và nguồn lực của Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Ấn Độ có lợi thế hơn do Ấn Độ không chung biên giới với Ápganixtan trong khi Trung Quốc có biên giới với Bắc Triều Tiên. Do đó, một Ápganixtan sau khi Mỹ rút quân rối loạn ít gây khó khăn cho Ấn Độ hơn việc chế độ đổ vỡ tại Bắc Triều Tiên có thể gây ra cho Trung Quốc, nước phải đối mặt với khả năng hàng triệu người tị nạn chạy vào vùng Mãn Châu của Trung Quốc.

Do dân số Ấn Độ sẽ vượt qua dân số của Trung Quốc vào khoảng năm 2030, nên dân số Ấn Độ sẽ lão hoá với tốc độ chậm hơn của Trung Quốc và do đó ở góc độ tương đối, Ấn Độ có tương lai sáng sủa hơn. Dù hệ thống dân chủ của Ấn Độ không hiệu quả, nhưng nó cũng không phải đối mặt với vấn đề về tính hợp pháp như hệ thống của Trung Quốc có thể phải đối mặt.

Sau đó là vấn đề Tây Tạng. Tây Tạng tiếp giáp tiểu lục địa Ấn Độ, nơi Ấn Độ và Trung Quốc xung đột về biên giới Himalaya . Trung Quốc càng kiểm soát Tây Tạng ít, tình hình địa chính trị càng có lợi cho Ấn Độ. Ấn Độ còn cho Đạtlai Lạtma tị nạn. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Tây Tạng gây khó khăn cho Trung Quốc nhưng lại tạo thuận lợi cho Ấn Độ. Nếu Trung Quốc phải đối mặt với cuộc nổi dậy nghiêm trọng ở Tây Tạng, ảnh hưởng của Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, dù Trung Quốc rõ ràng là một cường quốc lớn hơn, nhưng vẫn có những điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ trong cuộc cạnh tranh này.

Ấn Độ và Mỹ không phải là đồng minh chính thức. Hệ thống chính trị của Ấn Độ, với những đặc trưng dân tộc chủ nghĩa và cánh tả, sẽ không bao giờ cho phép điều đó. Tuy nhiên, do vị trí của Ấn Độ khống chế Ấn Độ Dương tại trung tâm hàng hải Á - Âu, nên sự phát triển về quân sự và kinh tế của Ấn Độ có lợi cho Mỹ vì Ấn Độ sẽ hoạt động như là đối trọng đối với sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc. Mỹ không bao giờ muốn thấy có một sức mạnh thống trị Đông bán cầu như nước này thông trị ở Tây bán cầu. Sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc chính là niềm hy vọng của Mỹ: Ấn Độ cân bằng chống lại Trung Quốc và do đó giảm nhẹ cho Mỹ một số gánh nặng của việc là cường quốc thống trị thế giới./.

Theo Stratfor
Trần Quang (gt)

Nữ quân nhân Việt Nam xinh đẹp

Họ là những nữ chiến sĩ hiếm hoi trong lực lượng vũ trang của Việt Nam, họ còn rất trẻ và vô cùng xinh đẹp

Một nữ chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân Việt Nam


Một nữ chiến sĩ Cảnh sát Nhân dân Việt Nam trên chuyến tàu ra thăm Trường Sa



Các nữ chiến sĩ Cảnh sát Cơ động Việt Nam thảo luận sau giờ tập luyện


Hình ảnh 1 nữ chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam


Nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam thực hành luyện tập


Hai nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam


Nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chương trình truyền hình Chúng tôi là chiến sĩ


Nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chương trình truyền hình Chúng tôi là chiến sĩ


Nữ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luyện tập bắn đạn thật



Nữ cảnh sát đặc nhiệm Việt Nam

Trong cái nóng những ngày hè, 32 nữ chiến sĩ đang ngày đêm luyện rèn để trở thành những nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Tại Tiểu đoàn đặc nhiệm số 1 (Kiều Mai, Phú Diễn, Hà Nội), 32 cô gái tốt nghiệp trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang đang ngày đêm rèn luyện. Đây chính là những nữ đặc nhiệm tương lai của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, 32 cô gái đang trong giai đoạn hoàn thành khóa huấn luyện nâng cao để sẵn sàng ra quân làm nhiệm vụ. Dù là nữ, những người thường được gọi “chân yếu tay mềm”, nhưng ở đây tất cả các nữ học viên phải luyện tập những bài tập tương tự nam giới.

Một trong những bài huấn luyện có mức độ khó cùng những nguy hiểm là “bài xuống dây”, đòi hỏi các chiến sĩ phải có sức khỏe tốt, tinh thần dũng cảm. Trong đó, điều đầu tiên mà các chiến sĩ phải vượt qua là “sợ độ cao”.

Đối với các chiến sĩ nam đã khó, với nữ còn khó gấp vạn vạn lần. Nhưng với sự động viên của cấp trên, các nữ chiến sĩ đã xuất sắc hoàn thành bài tập.

Ngay cả trong bài xuống dây ngược, ở tư thế dốc đầu xuống đất, máu dồn nhiều lên mặt, gây căng thẳng thần kinh và khó kiểm soát về tâm lý nhưng các nữ chiến sĩ vẫn thắng được căng thẳng, làm chủ được tâm lý hoàn thành bài học.



Trung đội nữ cảnh sát đặc nhiệm đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Nguồn: An Ninh TV (ANTV)

Ngoài các kỹ năng đặc biệt, cũng như nhiều chiến sĩ nam khác, 32 cô gái còn phải luyện tập bài quyền với nhiều động tác được áp dụng trong chiến đấu.

Ở nội dung này, học viên đòi hỏi phải có sức mạnh, sự bền bỉ và dẻo dai.

Một nội dung khác không kém phần nguy hiểm, có thể “tự đánh mình” đó là bài tản vân côn, côn nhị khúc là binh khí ngắn, rất khó sử dụng, nếu không cẩn thận có thể tự gây thương tích cho chính mình.

Một khi đã sử dụng thành thạo côn nhị khúc có thể lấy thủ để công, lấy công để thủ. Các đòn thế biến hóa khôn lường của côn khiến đấu phương không thể kháng cự. Trong quá trình luyện tập, tất cả nữ đặc nhiệm đều phải tuyệt đối tuân thủ các qui tắc an toàn.

Sau những bài tập huấn luyện kỹ năng chiến đấu, các nữ chiến sĩ còn được tham gia bài tập tình huống. Điển hình, bài học giải cứu con tin trên máy bay, các nữ đặc nhiệm có thể độc lập tác chiến hoặc cùng phối hợp chiến sĩ nam thực hiện giải cứu an toàn con tin.

Dù trong bất kỳ bài tập nào, dù khó tới đâu, nhưng các nữ chiến sĩ vẫn luôn nỗ lực, cô gắng hoàn thành tốt mọi bài học với phương châm “thao trường đổ mồ hơi, chiến trường bớt đổ máu”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương đạo đức sáng ngời

Sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trên bình diện tư tưởng, trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng, mà còn thể hiện bởi chính tấm gương đạo đức sáng ngời của Người.

Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ giữa nói với làm, giữa lý luận với thực tiễn, suy nghĩ với hành động, việc công với đời tư, giữa đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường. Vì thế, Người đã trở thành biểu tượng, là tấm gương sáng ngời về đạo đức, không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của cả nhân loại tiến bộ trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nói đến đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết là nói đến tấm gương trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, trọn đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và toàn nhân loại; ý chí và nghị lực tinh thần to lớn vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục tiêu cách mạng. Ngay từ thuở thiếu thời, Người đã chọn cho mình con đường suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trên con đường cách mạng, Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, không quản gian nguy, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, sáng suốt vạch ra con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng và phát triển dân tộc Việt Nam.

Người đã cùng với Đảng ta đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn để lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và sau đó, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước quá độ đi lên CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” và coi đó là lý tưởng, lẽ sống, là học thuyết chính trị - đạo đức của mình, của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người dấn thân vào thực tiễn đấu tranh cách mạng để mưu cầu tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại. Hoài bão, ham muốn, ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước nhà độc lập, dân ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, được học hành tiến bộ, được chăm sóc sức khoẻ, được tự do đi lại, được hưởng quyền dân chủ, có đời sống ấm no hạnh phúc.

Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, nghị lực phi thường “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục” và cho đến khi phải từ biệt thế giới này, Người vẫn chỉ có một điều luyến tiếc là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Trung với nước, hiếu với dân trong đạo đức Hồ Chí Minh là tinh thần nhẫn nại, kiên trì, thắng không kiêu, khó khăn không nản, chẳng quản gian nguy vì mục tiêu độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Khi lâm vào tình cảnh bị hiểu lầm, nghi kỵ “như sống ở bên lề, bên ngoài Đảng”, Người vẫn kiên trì giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, luôn tự khuyên mình: muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao.

Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Trong toàn bộ hoạt động của mình, ở bất cứ hoàn cảnh, cương vị nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hết lòng thương yêu, quý trọng, tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định rằng: “Nước ta là nước dân chủ”, vì vậy: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”1.

Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hoá thân vào nhân dân, nên thấu hiểu cuộc sống, tâm nguyện của nhân dân và suốt đời phấn đấu, hy sinh vì tự do, ấm no, hạnh phúc của dân. Chính vì thế, mọi việc làm, chủ trương, chính sách mà Người đề ra, cũng như chỉ đạo các cấp tổ chức triển khai thực hiện, đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân, luôn luôn dựa vào tài trí, sức mạnh của dân. Từ nhận thức sâu sắc rằng, nếu nước nhà được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì, nên Người luôn chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với dân, phấn đấu chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Người luôn dạy đội ngũ cán bộ phải là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân; luôn gần dân, hiểu tâm lý, yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của dân, không được lên mặt “quan cách mạng”, cậy quyền, cậy thế, đè đầu, cưỡi cổ dân.

Mặc dù ở cương vị rất cao, uy tín và sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là “Cha già dân tộc”, nhưng chưa khi nào Người tự cho mình đứng cao hơn nhân dân, mà luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân. Người cho rằng, Chủ tịch nước là công việc của “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trận”. Bởi vậy, mặc dù bận trăm công, ngàn việc, nhưng mỗi khi nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, Người đều tự tay viết thư trả lời, cám ơn một cách thân tình, chu đáo. Việc làm đó là tấm gương ứng xử văn hoá, là bài học về sự khiêm nhường và kính trọng đối với nhân dân để các thế hệ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp học tập và noi theo. Cả cuộc đời Người đã nêu tấm gương thật độc đáo về đạo đức làm người, đạo đức cách mạng.

Đạo đức Hồ Chí Minh còn thể hiện sâu sắc ở tình thương bao la của Người với đồng loại. Tình cảm đó Người dành cho tất cả mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Người luôn hiểu rõ nỗi khổ của mỗi người, mỗi nhà và của toàn dân tộc. Người cảm nhận sâu sắc: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”2. Tình yêu thương bao la đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Với những người lầm lạc và cả những người chống đối hay kẻ thù, Người vẫn luôn thể hiện lòng khoan dung, độ lượng. Trong Di chúc, Người căn dặn khi thực hiện công tác hàn gắn vết thương sau chiến tranh: “đầu tiên là công việc đối với con người”. Trước hết là đối với cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong; cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ, với phụ nữ, nông dân...; cuối cùng là những nạn nhân của chế độ cũ. Điều này minh chứng cho tấm lòng yêu thương đối với tất cả mọi người ở Hồ Chí Minh. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người để mỗi chúng ta học tập và noi theo.

Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất là đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Trong cuộc sống hằng ngày, Người luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng nghi thức trang trọng. Người dặn dò chúng ta, khi Người qua đời, chớ nên điếu phúng linh đình, lãng phí thì giờ, tiền bạc của nhân dân. Ở Người luôn toát lên một cốt cách giản dị, cao thượng, vĩ đại và sự khiêm tốn phi thường; không sùng bái cá nhân, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Người cho rằng: quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phải của một cá nhân anh hùng nào.

Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dày dạn kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng ta luôn xứng đáng là một đảng “Đạo đức và văn minh”; đa số cán bộ, đảng viên luôn có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gắn bó với nhân dân, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, tham ô, tham nhũng, xa rời quần chúng nhân dân… Từ đó, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch xuyên tạc, nói xấu đội ngũ cán bộ, đảng viên, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng... Để khắc phục tình trạng đó, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hiện nay đang triển khai quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI)  “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Nghị quyết đã xác định nhiều chủ trương, giải pháp về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó nhấn mạnh phải “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 của Bộ Chính trị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc làm theo gương Bác một cách thiết thực, hiệu quả”3. Theo đó, toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, nhất là của đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp trong rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tiễn, Nghị quyết yêu cầu các cấp phải: “Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống”4.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không còn trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”5. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, luôn trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cách mạng của Đảng, vì độc lập của dân tộc, vì CNXH, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân; chú trọng thực hành “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, nhân ái, thuỷ chung, giản dị trong cuộc sống, nêu gương sáng với nhân dân. Đồng thời, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... Từng cán bộ, đảng viên phải tự giác, kiểm điểm mình, “tự điều chỉnh mình, cái gì tốt thì phát huy, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình; cảnh giác trước mọi cám dỗ về danh lợi, vật chất, tiền tài, tránh rơi vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tệ hại”6. Muốn làm được điều đó, một trong những vũ khí sắc bén là phải thực hành tốt việc tự phê bình và phê bình trong Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví: Đảng cách mạng cần tự phê bình và phê bình như ta cần không khí. Người yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng”7. Người cũng chỉ rõ, tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau; quá trình thực hiện phải đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; đội ngũ cán bộ chủ trì phải gương mẫu, có thái độ nghiêm túc, trung thực, khách quan, không e dè, nể nang; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, đề ra được biện pháp sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, giúp nhau cùng tiến bộ; kiên quyết không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, chống phá.

Tư tưởng và tấm gương sáng ngời về đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu, học tập và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) là góp phần đưa tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào cuộc sống. Đây là vinh dự, trách nhiệm và là việc làm thường xuyên, thiết thân của mọi tổ chức, cá nhân, trước hết là của cấp uỷ, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ chủ trì các cấp.

 Đại tá, PGS, TS. NGUYỄN XUÂN TÚ

Học viện Chính trị

1 - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 698.

2 - Sđd, Tập 12, tr. 560 - 561.

3 - ĐCSVN - Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khoá XI, Nxb CTQG, H. 2012, tr. 35-36.

4 - Sđd, tr. 29.

5 - Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 557 - 558.

6 - ĐCSVN - Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khoá XI, Nxb CTQG, H. 2012, tr. 15-16.

7 - Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb CTQG, H. 2000, tr. 239.

Sửng sốt trận thủy binh chúa Nguyễn ‘vùi dập’ hạm đội Hà Lan

Đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan nổi lên như một thế lực hải quân đáng sợ hàng đầu tại châu Á. Tuy vậy, họ đã phải chịu thất bại thảm hại trong cuộc chạm trán với thủy binh của chúa Nguyễn.

Bên cạnh người Bồ Đào Nha, từ đầu thế kỷ 17, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã nổi lên như một thế lực hùng mạnh trong công cuộc khai thác thuộc địa châu Á của thực dân phương Tây. Với những chiến hạm lớn được trang bị vũ khí tối tân vào bậc nhất vào thời bấy giờ, họ đã chinh phục được vùng quần đảo Indonesia và trở thành nỗi sợ hãi của nhiều triều đại phong kiến trong khu vực.

Tuy vậy, trong một trận đánh với đội thủy binh chúa Nguyễn, người Hà Lan đã phải chịu thất bại thảm hại.

Trận đánh này xảy ra trong bối cảnh của thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, khi nước Việt bị chia cắt làm hai phần, gồm Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) do chúa Trịnh kiểm soát và Đằng Trong (từ sông Gianh vào Nam) dưới quyền chúa Nguyễn.

Sau 3 lần đem đại binh vào Nam đánh chúa Nguyễn không thành, năm 1641, chúa Trịnh Tráng đã thương lượng với Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (Jakarta ngày nay) để mượn chiến hạm và các tay súng đánh chúa Nguyễn. Đổi lại, chúa Trịnh sẽ tặng cho người Hà Lan hàng vạn lạng bạc cùng lời hứa dâng Quảng Nam cho họ cai trị và bắt dân Đàng Trong phải nộp cống cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan khi đánh bại được Đàng Trong.

Cơ hội mở rộng thuộc địa cùng những mâu thuẫn từ trước với Đàng Trong khiến phía Hà Lan nhanh chóng chấp thuận đề nghị của chúa Trịnh.

Trong hai năm sau đó, giữa quân của chúa Nguyễn và người Hà Lan đã có nhiều cuộc đụng độ, nhưng chưa có trận chiến quyết định nào để thay đổi cục diện giằng co.

Mùa hè năm 1643, theo yêu cầu của chúa Trịnh, Công ty Đông Ấn Hà Lan phái thuyền trưởng Pieter Baek dẫn ba pháo hạm lớn trang bị đầy đủ đến để hội quân với họ Trịnh tại sông Gianh (Quảng Bình). Trong hải trình của mình, hạm đội này đã bị gió thổi giạt vào gần cảng Eo của Đàng Trong (Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế ngày nay).

Pháo hạm của phương Tây là nỗi lo sợ của nhiều triều đại phong kiến châu Á. 

Biết tin, chúa Nguyễn Phúc Lan họp các tướng lĩnh Đàng Trong để bàn xem có nên đưa chiến thuyền ra đánh người Hà Lan hay không. Thủy binh của chúa Nguyễn thời ấy thuộc hàng rất mạnh trong khu vực, nhưng tiếng tăm của chiến hạm Đông Ấn Hà Lan khiến không ai dám tự tin sẽ chắc thắng.

Khi Nguyễn Phúc Lan tham vấn một người Hà Lan đang giúp việc thì người này trả lời với thái độ kiêu ngạo: "Tàu Hà Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của Chúa trời thôi". Chính điều này khiến chúa Nguyễn tức giận và quyết định sẽ “dạy cho người Hà Lan một bài học”.

Ngày 7/7/1643, đích thân chúa Nguyễn Phúc Lan và Thế tử Nguyễn Phúc Tần dẫn 50 thuyền tiến thẳng ra cảng Eo. Khi nhìn thấy đối phương, thủy binh Nguyễn lao thẳng vào tấn công.

Dù một số thuyền bị trúng đạn, nhưng nhờ nhỏ, cơ động, cùng số lượng vượt trội, đội thuyền chúa Nguyễn nhanh chóng bao vây ba chiến hạm Hà Lan và đánh phá quyết liệt.

Chiến hạm lớn nhất của Hà Lan mang tên De Wijdeness do thuyền trưởng Pieter Baek chỉ huy đã chống trả rất dữ dội nhưng không đủ sức ngăn cản sự công phá của thủy binh Nguyễn. Quân Nguyễn đã áp sát và tràn lên boong tàu, bẻ bánh lái, chặt gẫy cột buồm khiến chiến hạm này bị tê liệt hoàn toàn.

Bị dồn vào bước đường cùng, thuyền trưởng con tàu Hà Lan cho châm lửa đốt kho thuốc súng. Con tàu nổ tung khiến hầu hết 200 thành viên trên tàu, kể cả Baek thiệt mạng. Hai chiến hạm còn lại cố thoát vòng vây và tăng hết tốc lực để bỏ chạy. Một chiếc trong số đó đâm vào đá ngầm và chìm xuống biển khi bị truy đuổi.

Thủy quân của chúa Nguyễn đã giành chiến thắng. Hỏa lực mạnh mẽ của người Hà Lan đã khiến họ chìm 7 thuyền và mất 700-800 binh sĩ.

Trận đánh này là lần đầu tiên trong lịch sử thuỷ quân của người Việt chiến thắng trước một hạm đội châu Âu. Đây cũng là một sự tổn thương nặng nề đối với thanh thế đội thuyền hùng mạnh của Công ty Đông Ấn Hà Lan.

Thất bại này khiến người Hà Lan từ bỏ tham vọng mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam. Sau trận đánh, do e ngại thủy binh chúa Nguyễn mà Công ty Đông Ấn Hà Lan không còn dám đưa tàu thuyền ra Đàng Trong.

Đến năm 1651, chúa Nguyền và người Hà Lan đã đạt được thỏa thuận bỏ qua những tranh chấp cũ để phát triển giao thương. Sức mạnh của chúa Nguyễn ngày càng được củng cố và họ Nguyễn đã đánh bại họ Trịnh vào thế kỷ sau đó.

Q.L (tổng hợp)

Điểm lại những biểu hiện 'điên rồ' gần đây của Trung Quốc

Nhiều điều rất bất thường trong cách hành xử của người Trung Quốc với các quốc gia khác đã diễn ra từ đầu năm 2012 đến nay.


Thoạt nhìn, chúng chỉ là những sự kiện mang tính đơn lẻ. Nhưng khi xâu chuỗi lại thì một xu hướng vận động mới trong nền ngoại giao của đất nước đông dân nhất thế giới này dường như đã được bộc lộ.

Xin được bắt đầu bằng mối quan hệ Nga – Trung Quốc.

Mặc dù người Trung Quốc luôn nói rằng quan hệ với Nga là mối quan hệ bằng hữu, mang tầm đối tác chiến lược, nhưng họ cũng không hề giấu diếm những suy nghĩ “bẩn thỉu” của mình về “bằng hữu” này.

Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn quân sự của trang mạng Trung Quốc Sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: "Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!".

Trong bài này, tác giả cho rằng: “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung - Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta”.

Trước đó ít ngày, nhiều trang mạng Trung Quốc đã phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga. Theo đó, chỉ cần  2 tháng quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga.

Báo chí Nga coi những bài viết như thế này chỉ là trò hề không hơn không kém. Nhưng họ cũng không thể không đặt câu hỏi rằng tại sao những trò hề này lại được diễn trên một trang mạng uy tín như Sina.com.cn, và có sự tính toán sâu xa nào sau chúng không?

Sau Nga, đến lượt Mỹ là đối tượng của những “cuồng ngôn” từ phía người Trung Quốc.

Trong chương trình truyền hình “Quốc phòng một tuần nhìn lại” đươc phát sóng trên toàn Trung Quốc hôm 30/4, khi nhận xét về tàu chiến thế hệ mới, tàu khu trục lớp Zumwatt của Mỹ, Chuẩn Đô đốc Trương Thiệu Trung đã phát biểu: "Thế hệ tàu này không có gì đáng nói. Thậm chí, chỉ cần được trang bị thuốc nổ, những chiếc tàu cá thông thường của Trung Quốc cũng có thể tiêu diệt được loại tàu này”.

“Quốc phòng một tuần nhìn lại” là một chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông Trương giữ vai trò nhà bình luận quân sự chính cho đài này từ năm 1998. Lời đe dọa làm nổ tung tàu chiến Mỹ của ông chuẩn đô đốc này xuất hiện đúng thời điểm quan hệ Mỹ - Trung đang căng như dây đàn vì mâu thuẫn trên biển Đông.

Cũng trong tháng 4, chuyên trang quân sự thuộc tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc đã đăng một bài viết lạ, trong đó thừa nhận 'Bắc Kinh làm càn trên biển Đông', nhưng sẵn sàng bất chấp tất cả vì lợi ích của mình.

Và điều này được khẳng định bằng thái độ ngông cuồng ngày càng gia tăng của các ngư dân Trung Quốc tại các vùng biễn đang có tranh chấp với quốc gia khác.

“Cướp biển” – đó là từ ngữ mà báo chí Hàn Quốc đã sử dụng khi nói về những người ngư dân này, sau hàng loạt các vụ đụng độ bạo lực của họ với nhân viên công lực Hàn Quốc, khiến ít nhất một nhân viên thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.

Một nhân viên công lực Hàn Quốc kể lại: "Trong khi đang xác định xem họ có đánh bắt phi pháp hay không, các thuyền viên Trung Quốc liền dùng rìu, đinh ba và các hung khí khác tấn công, họ không thèm quan tâm đến tính mạng của các nhân viên chấp pháp, tấn công điên cuồng, họ không phải là ngư dân nữa mà là bọn cướp biển”.

Nếu như cướp biển Somali là những nhóm ô hợp, vô chính phủ thì bọn cướp biển ở khu vực Đông Á lại nằm ở một hình thái hoàn toàn ngược lại. Bọn cướp biển nào nguy hiểm hơn thì ai cũng rõ.

Biểu hiện “điên rồ” gần đây nhất của người Trung Quốc liên quan đến đất nước Philippines.

Trong một chương trình của truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, phát thanh viên He Jia đã có một phát ngôn gây sốc: “Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc và Philippines thuộc chủ quyền Trung Quốc. Đây là sự thực không thể tranh cãi”.

Dù sau đó đoạn video trên bị rút khỏi website của CCTV thì trên internet, video này lan truyền rất nhanh. Cùng với đó là nhiều bình luận rằng tinh thần ái quốc cuồng nhiệt của nữ phát thanh viên khiến cô mắc sai lầm.

Tuy vậy, thật sự rất khó để tin rằng điều này là sơ xuất. Sẽ hợp lý hơn nếu nói rằng đó là một hành động khiêu khích có chủ ý được bật đèn xanh từ một thế lực nào đó, nhất là trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc đang nóng bỏng cực điểm vì tranh chấp lãnh thổ.

Trong thời gian tới đây, người Trung Quốc sẽ còn diễn những trò “điên rồ” nào nữa? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

V.T

Tọa đàm về đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”

Ngày 03 tháng 5 năm 2012, tại Hà Nội, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trưởng Ban Chỉ đạo chống “diễn biến hòa bình” (DBHB) trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Quân ủy Trung ương chủ trì tọa đàm chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; một số tướng lĩnh, cán bộ cao cấp, nhà khoa học trong và ngoài Quân đội.

Thượng tướng Ngô Xuân Lịch chủ trì Tọa đàm

Sau Báo cáo Đề dẫn của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, các tham luận và phát biểu, trao đổi của các đại biểu trong buổi tọa đàm đã tập trung làm rõ tính cấp thiết, tầm quan trọng và tính chất lâu dài, gay go, quyết liệt của cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; những thuận lợi, khó khăn và chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trong Quân đội hiện nay.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định: trong cuộc đấu tranh chống DBHB, Quân đội là lực lượng tiêu biểu, nòng cốt đi đầu; bất luận trong hoàn cảnh nào cũng luôn tỏ rõ lòng trung thành vô hạn với Đảng, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị yêu cầu: Nâng cao nhận thức và thái độ, trách nhiệm của các cấp ủy, cán bộ chủ trì, trước hết là bí thư, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy, cơ quan chức năng các cấp đối với cuộc đấu tranh này; đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; kịp thời phát hiện, nắm vững âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị, trọng tâm là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong Quân đội; gắn xây dựng trận địa tư tưởng với xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; kết hợp cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Phát huy vai trò chủ động tiến công của hệ thống báo chí, xuất bản Quân đội; tích cực xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận; chủ động tiến công, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” với “chống”, lấy xây là chính; dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, với cái tâm trong sáng để thuyết phục là chủ yếu. Thực hiện vừa tiến công địch, vừa ngăn chặn “tự diễn biến” trong nội bộ, lấy ngăn chặn “tự diễn biến” là chính; vừa đấu tranh xóa bỏ cái xấu, vừa nêu nhiều tấm gương sáng, điển hình tiên tiến trong xã hội, trong Quân đội; phối hợp chặt chẽ lực lượng Quân đội với tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, để tạo sức mạnh tổng hợp nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.

Đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến đề xuất của các đại biểu trong tọa đàm để sớm tham mưu với trên đề ra chủ trương, kế hoạch, giải pháp cụ thể… góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh, giữ vững trận địa tư tưởng trong Quân đội.

MINH SƠN

Truyền hình Trung Quốc phát ngôn: Philippines là lãnh thổ không thể tách rời

Một phát thanh viên của truyền hình quốc gia Trung Quốc đã "sơ suất" hay "chủ ý" tuyên bố Philippines là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vụ việc xấu hổ này diễn ra trong lúc căng thẳng giữa hai nước về chủ quyền trên Biển Đông đang gia tăng.



Tại phút thứ 1:35, nữ phát thanh viên Hòa Giai đã nói nhầm như sau: “Như tất cả chúng ta đều biết Philippines là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Philippines”.

Hòa Giai, phát thanh viên của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã đưa ra tuyên bố trên trong bản tin tối hôm thứ Hai và sau đó đoạn băng ghi lại bản tin đã được đưa lên mạng Internet.

Người phát thanh viên này định nói đảo Hoàng Nham (bãi cạn Scarborough) mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

“Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Philippines thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đây là thực tế không thể tranh cãi”, nữ phát thanh viên nói trong bản tin và bản tin này sau đó đã bị rút khỏi trang web của kênh CCTV nhưng đoạn video của chương trình truyền hình này vẫn được đưa lên tại một số trang web trên mạng.

Người xem đã bàn tán, đùa cợt về vụ việc và cho rằng tinh thần dân tộc của cô phát thanh viên đã khiến cô mắc sai lầm đó nhưng cũng có không ít khán giả Trung Quốc tranh thủ "té nước theo mưa" và đưa ra những lời bình luận sặc mùi hiếu chiến.

“Cô phát thanh viên này thật đáng tuyên dương, một người rất yêu nước, cô ấy đã tuyên bố với cả thế giới rằng Philippines thuộc về Trung Quốc”, một tiểu blogger có tên helenjhuang bình luận.

“Chúng ta nên tấn công trực tiếp, đóng gói đồ đạc của ngài Aquino (Tổng thống Philippines) và lấy lại lãnh thổ không thể tách rời của chúng ta”, một người khác bình luận.

Một tiểu blogger khác có biệt hiệu kongdehua thì nói “Về cơ bản Philippines đã gây ra những rắc rối hết sức vô lý, nếu họ muốn một cuộc chiến tranh thì chúng ta sẽ chiến đấu, chẳng ai sợ họ cả”.

“Nếu mỗi người Trung Quốc chỉ cần nhỏ một bãi nước bọt, thì chúng ta sẽ nhấn chìm (Philippines)”, một bình luận khác xuất hiện.

Các quan chức của đài CCTV đã từ chối bình luận về sai sót của cô Hòa và cũng không cho biết liệu đài này đã đưa ra lời xin lỗi hay chưa.

Khi nhận xét về các tranh chấp chủ quyền và các phong trào ly khai ở Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và các vùng biển quanh nước này, các nhà ngoại giao và truyền thông Trung Quốc vẫn thường gọi những vùng này là “phần không thể tranh cãi của chủ quyền và lãnh thổ Trung Quốc”.

Hôm thứ Hai, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Huỳnh tuyên bố Bắc Kinh đã sẵn sàng cho “bất kỳ sự leo thang nào” trong tranh chấp lãnh hải với Philippines khi căng thẳng giữa hai nước về bãi cạn Scarborough chưa có dấu hiệu suy giảm.

Lê Dung